Lót giấy lên bồn cầu thực chất chỉ vô ích
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Nhiều người có thói quen lót giấy lên mép bệ bồn cầu để tránh bẩn, song khoa học đã chứng mình điều này vô ích, thậm chí còn dễ dính khuẩn hơn.
Quan niệm lót giấy để khi ngồi vệ sinh tránh bị dơ người, tránh tiếp xúc với vi khuẩn vốn rất phổ biến ở nhiều nước, nhiều người có học thức lẫn dân nhà giàu kiểu cách ở sạch cũng áp dụng, tưởng như điều ấy giúp cơ thể tránh tiếp xúc với vành bồn cầu hòng không bị vi khuẩn hay các vật dơ khác bám vào người, nhưng một số nhà khoa học đã chứng minh điều này vô nghĩa.
Để hiểu hơn vì sao lại thế thì hãy đọc bài "Lý do không nên lót giấy lên bồn cầu khi đi vệ sinh" trên báo VnExpress với nội dung như sau:
Hành động này không giúp bạn tránh chất bẩn, vi khuẩn vì giấy vệ sinh còn tích tụ nhiều độc hại hơn.
Việc làm cẩn thận của bạn không đem lại hiệu quả mong muốn. Ảnh: Boldsky.
Nhiều người có thói quen lấy một ít giấy vệ sinh để lót lên bồn cầu với hy vọng đảm bảo vệ sinh. Bạn hy vọng rằng, lớp giấy sẽ giúp tránh các loại vi khuẩn tiếp xúc với da, xâm nhập vào cơ thể? Tuy nhiên, theo trang Boldsky, các chuyên gia đã khẳng định, việc làm này là vô ích, tốn thời gian và còn tăng nguy cơ nhiễm bẩn cho bạn.
Tất cả mọi người đều biết, bồn cầu có rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh. Tuy nhiên vi khuẩn khó phát triển, sinh sôi nếu chỉ tiếp xúc với da của bạn. Da người là rào chắn đầu tiên, giống như một bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài và cơ thể. Ngoài ra, bồn cầu được thiết kế uốn cong mềm mại giúp giảm thiểu việc tích tụ các chất bẩn lại.
WC bị coi là nơi bẩn nhất trong nhà nhưng các nghiên cứu cho thấy, bồn rửa, giẻ lau bát còn có nhiều loại vi khuẩn hơn. Ngay cả giấy vệ sinh, tay nắm cửa, máy sấy cũng rất bẩn.
Bề mặt giấy vệ sinh là nơi lý tưởng để các loại chất bẩn, vi khuẩn bám. Đó là lý do bạn không bao giờ nên dùng loại giấy này để rửa mặt mũi hoặc tiếp xúc với các phần khác của cơ thể.
Cách phòng tránh nguy cơ bệnh tật khi đi WC là rửa tay với nước ấm và xà phòng, chà xát tay thật kỹ trong ít nhất nửa phút. Khi đi vào WC công cộng, bạn nên cầm theo giấy của mình, hạn chế chạm vào tay nắm cửa.
Qua nội dung ở trên, giờ đây hẳn mọi người đã rõ hơn nên làm sao cho đúng để khỏi dính vi khuẩn hay các chất bẩn vào người, về mặt quan điểm có lẽ chúng ta chẳng thể nào tìm được giải pháp tuyết đối an toàn để tránh vi khuẩn trong đời sống, điểm quan trọng là giảm thiểu nguy cơ đưa chúng vào người, tránh mắc bệnh.
Thanh Thái
Bài liên quan